Chú thích Phan_Văn_Thúy

  1. Đầu thời , tên là huyện Vũ Xương. Đầu triều Gia Long đổi tên là Đăng Xương, đến năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), lại đổi là Thuận Xương (theo Đại Nam dư địa chí ước biên, tr. 178).
  2. Chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr.347), Đại Nam nhất thống chí (sách ở mục tham khảo) và thông tin trong bài viết "Hình ảnh Quảng Trị trên Cửu Đỉnh" trên báo Quảng Trị online, cập nhật này 24 tháng 1 năm 2012 . Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 804) chép ông là người huyện Chương Nghĩa (Quảng Ngãi), nhưng không dẫn nguồn.
  3. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr.347).
  4. Theo Đại Nam nhất thống chí (quyển "Phủ Thừa Thiên", mục: "nhân vật": tiểu truyện Phan Văn Thúy). Sách ghi ở mục tham khảo, tr. 750.
  5. Trích trong Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 347). Chưa tra được Đô thống chế Thái hòa hầu là ai.
  6. Ghi theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 347). Đại Nam nhất thống chí ghi ông làm Trấn thủ.
  7. Theo Đại Nam nhất thống chí, nguồn đã dẫn. Sử Nguyễn không cho biết ông đã phạm tội gì.
  8. Theo Đại Nam nhất thống chí, nguồn đã dẫn.
  9. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 347.
  10. Quốc triều sử toát yếu (tr. 166-197). Công dịch có nghĩa là việc làm của mỗi người góp vào việc công ích. Câu này có thể hiểu là nhà vua cho thu tiền công dịch của những người trong độ tuổi lao động nhưng không đi đào, để nuôi số người trực tiếp đào kênh.
  11. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên (tr. 241) cho biết: "Phủ Trấn Ninh ở phía tây tỉnh thành Nghệ An. Đầu thời , do Cầm Công (hay Lư Cầm Công, thủ lĩnh của Bồn Man) chiếm giữ. Vua Lê Thánh Tông đi đánh, dẹp được, đặt tên phủ như ngày nay...Năm đầu Gia Long, vì Vạn Tượng có công lao đánh giặc (chỉ nhà Tây Sơn), nên đem đất ấy cho họ. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), Vạn Tượng bị Xiêm cướp phá, Trấn Ninh lại thuộc về ta" (chỉ Việt Nam). Xem thêm mục từ Bồn Man.
  12. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr.347) và Quốc triều sử toát yếu (tr. 174). Tuy nhiên, theo Quốc triều sử toát yếu, thì các tướng đi theo ông Thúy không có Tham tán Nguyễn Khoa Hào, mà chỉ có: Nguyễn Văn Xuân (Phó tướng sung chức Bang tá đại thần), Thượng thư Trần Lợi Trinh (sung chức Tham tán), Đoàn Văn Trường và Lê Văn Quyền (cả hai đều sung chức Bang tá). Sách Việt Nam sử lược (Nhà xuất bản Tân Việt, 1968, tr. 457) kể tên các tướng giống như sách Đại Nam chính biên liệt truyện, nhưng số quân lại ghi khác: 3.000 và 24 con voi.
  13. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, tr.347.
  14. Quốc triều sử toát yếu, tr. 182.
  15. Lúc bấy giờ, tỉnh Biên Hòa vừa được Trương Minh Giảng và Hoàng Đăng Thuận đánh lấy lại (Quốc triều sử toát yếu, tr. 206).
  16. Theo Quốc triều sử toát yếu, tr. 206.
  17. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 805.
  18. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển "Phủ Thừa Thiên", mục "Núi sông". Xem thêm bài viết "Hình ảnh Quảng Trị trên Cửu Đỉnh" trên báo Quảng Trị online, cập nhật này 24 tháng 1 năm 2012 .
  19. Phan Thúc Trực, Quốc sử di biên (tr. 330 và 426). Xem chi tiết trong bài viết "Quốc sử di biên & chuyện cấm quần không đáy" đăng trên website báo Công Lý ngày 13 tháng 4 năm 2012 .